CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ” 

 

MỞ ĐẦU

 

– Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại, biện chứng. Nếu không có ngôn ngữ chung thì không có lời nói cá nhân và như thế con người sẽ không thể giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, tình cảm… để xây dựng một cộng đồng, một quốc gia vững mạnh.

– Phân môn tiếng Việt với tác dụng giúp cho học sinh hiểu được ngôn ngữ chung,  vận dụng ngôn ngữ chung trong lời ăn tiếng nói hằng ngày:

“ Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Bởi ngôn ngữ có sức mạnh vạn năng là chìa khóa mở cửa kho tàng tri thức, là sự kết nối yêu thương giữa trái tim đến với trái tim. Từ đó học sinh sẽ có ý thức giữ gìn, phát huy và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

– Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Viêt là giữ gìn một phần tâm hồn dân tộc. Việc tích hợp tình yêu tiếng Việt với các giá trị về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc nhất là tấm lòng hướng về biển đảo quê hương sẽ hình thành cho học sinh năng lực thực tiễn, định hướng học sinh hiểu rõ vai trò trách nhiệm của bản thân trước tiếng gọi của tổ quốc từ đó có thái độ và hành vi ứng xử hợp lý để chung tay bảo vệ những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước. Qua đó hình thành những phẩm chất cần thiết của thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước.

– Là một giáo viên giảng dạy trực tiếp, tôi nhận thấy việc đặt chủ đề này ở vị trí đầu tiên của SGK Ngữ Văn 11 là hoàn toàn hợp lý. Trong bối cảnh hiện nay nước ta đang mở cửa giao lưu với nhiều nền văn hóa trên thế giới việc pha tạp, lai căng là không tránh khỏi. Vì thế việc giảng dạy phân môn tiếng Việt với chủ đề này giữ vị trí hết sức quan trọng nhằm đánh thức thế hệ trẻ tương lai biết trân trọng và gìn giữ Tiếng Viết.

– Việc học môn Ngữ văn trong thực tiễn hiện nay còn chưa có sự gắn kết giữa lý luận với thực tiễn để có một thái độ và hành động tích cực trong cộng đồng và xã hội. Việc liên kết kiến thức trong các phân môn Ngữ văn, liên môn là cơ hội để giáo viên phát triển năng lực và hình thành những phẩm chất cho học viªn đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện tại.

 

Dựa trên những cơ sở khoa học và cơ sở thực tế đó, tôi xin áp dụng những phương pháp dạy học giúp phát triển năng lực học viªn vào chủ đề: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

 

Chủ đề: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

Lớp: 11 ban cơ bản

Thời lượng: 6 tiết

 

  1. Mục tiêu cần đạt:
  2. Kiến thức: Giúp HS

– Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.

– Nhận biết được 3 thể loại cơ bản của ngôn ngữ báo chí, các yêu cầu cơ bản của các thể loại này.

– Phân biệt được phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đăng tải trên báo

  1. Kỹ năng:

– Có kĩ năng viết 1 bản tin, phỏng vấn, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí đơn giản.

  1. Thái độ:

– Có niềm yêu thích hứng thú với các chương trình báo chí.

– Có ý thức quan tâm theo dõi tin tức báo chí để có những hiểu biết xã hội và thái độ sống đúng đắn tích cực.

– Biết tích luỹ những kinh nghiệm cần thiết để có thể viết được những bản tin, trước mắt là để phục vụ cac hoạt động trong nhà trường và sau đáp ứng các vấn đề trong cuộc sống.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực chủ yếu cần hướng tới thông qua chủ đề là: Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

Ngoài ra, chủ đề còn hướng tới việc hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực:

* Năng lực chung:

– Năng lực tự học: Tự giác chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra trong tiết học.

– Năng lực quản lý bản thân: Học sinh biết tự điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân trước các vấn đề xã hội như: biết lên án những thái độ sống vô cảm, biết quan tâm chia sẻ và dành tình yêu thương cho những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.

– Năng lực hợp tác: lắng nghe chia sẻ, phối hợp với các bạn trong nhóm và trong lớp.

– Năng lực sáng tạo: Sáng tạo trong việc đọc hiểu văn bản báo chí, viết 1 văn bản báo chí hấp dẫn, sáng tạo.

– Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông: Học sinh biết khai thác các văn bản báo chí dưới dạng viết (báo in, báo mạng, tranh ảnh) hay dạng nói (báo phát thanh, báo truyền hình).

* Năng lực chuyên biệt:

– Năng lực đọc – hiểu văn bản báo chí: thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm  của phong cách ngôn ngữ báo chí, HS biết cách phân tích những đặc trưng (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn) của các thể loại báo chí

– Năng lực tạo lập văn bản: biết cách sử dụng các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí (từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ) để viết một bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn.

  1. Định hướng hình thành phẩm chất:

– Tự chủ, tự tin trong giao tiếp và trình bày trước lớp

– Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trách nhiệm của bản thân trước các vấn đề cộng đồng

Bảng mô tả các mức độ nhận thức:

Mức độ

 

Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Hoạt động trải nghiệm     Hiểu được tầm quan trọng của báo chí trong đời sống nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội

 

   
 

 

 

 

 

Hoạt động hình thành kiến thức mới

I. Phong cách ngôn ngữ báo chí Nhận biết được các dạng, các thể loại báo chí Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ của các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. Xác định được những thể loại văn bản báo chí trên một tờ báo.

Phân tích được đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đăng tải trên báo

 
II. Bản tin Nắm được mục đích yêu cầu cơ bản của bản tin Nắm được các bước cơ bản để viết bản tin, bố cục và yêu cầu của các phần trong 1 bản tin. Khai thác và lựa chọn tin, xây dựng bố cục cho 1 bản tin  
III. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn Xác định được chủ đề, mục đích phỏng vấn, xây dựng được hệ thống câu hỏi phỏng vấn  
Hoạt động thực hành       Vận dụng kiến thức vừa học để phân biệt các thể loại báo chí, phân tích các đặc trưng cơ bản của 1 văn bản báo chí  
Hoạt động ứng dụng – Mở rộng         Vận dụng tạo lập 1  bản tin, phóng sự ngắn hoặc thực hiện phóng vấn về 1 vấn đề mang tính thời sự của xã hội.

Hệ thống câu hỏi bài tập tương ứng

 

               Mức độ

 

     Nội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Hoạt động trải nghiệm          
Họat động hình thành kiến thức mới I. Phong cách ngôn ngữ báo chí        
II. Bản tin  

 

     
III. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn      

 

 
Hoạt động thực hành          
Hoạt động ứng dụng – Mở rộng          
  1. Tích hợp kiến thức liên môn

-Tích hợp với các phân môn Ngữ văn:

+ Bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (SGK Ngữ Văn 10 – Tập 1)

+ Bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

– Tích hợp với các môn:

+ Với môn GDCD:

Quan niệm về đạo đức (bài 10, SGK GDCD lớp 10)

Công dân với cộng đồng (bài 13, SGK GDCD lớp 10);

+ Với môn Tin học: Sử dụng CNTT để tra cứu và tìm kiếm tài liệu

III. Phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu:

  1. Đối với giáo viên:

– Đọc chuẩn kiến thức kỹ năng, SGK, SBT, SGV, sách tài liệu tập huấn “Tích hợp giáo dục kỹ năng sống” trong chương trình GDTX – Tháng 10  năm 2014

– Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”  năm 2014

–  Sưu tầm dẫn chứng cụ thể minh họa, tham khảo tài liệu liên quan đến bài giảng để liên hệ mở rộng kiến thức cho HS

– Phiếu học tập A4, bút dạ, băng đĩa…

– Máy chiếu, Máy soi…

  1. Chuẩn bị của HS

( Phần này yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà)

  • Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng viết (báo in, báo mạng, tranh ảnh) hay dạng nói (báo phát thanh, báo truyền hình) có nội dung phê phán lối sống vô cảm hoặc ca ngợi những tấm lòng nhân ái sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
  • Đọc văn bản, tập trả lời các câu hỏi ở phần luyện tập
  1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học truyền thống Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
–         Phương pháp thuyết trình

–         Phương pháp vấn đáp

–         Phương pháp nghiên cứu tài liệu

–         Phương pháp dạy học theo dự án

–         Phương pháp dạy học tích hợp

–         Phương pháp thảo luận nhóm

–         Kỹ thuật chia nhóm

–         Kỹ thuật đặt câu hỏi

–         Kỹ thuật “Phòng tranh”

–         Kỹ thuật bản đồ tư duy.

 

Mô tả khái quát quy trình tiến hành dạy – học theo chủ đề:

Tiến trình thực hiện Nội dung Thời gian – Hình thức
Bước 1: Giao dự án Sưu tầm tư liệu minh họa cho bài học Trước một tuần – Tại nhà
Bước 2: Tiến hành dạy – học chủ đề 1.                 Hoạt động trải nghiệm (10 phút)

2.                 Hoạt động hình thành kiến thức mới (3 tiết)

3.                 Hoạt động thực hành (1 tiết)

4.                 Hoạt động ứng dụng (2 tiết)

5.                 Hoạt động bổ sung (1 tiết)

 

Trên lớp

Trên lớp

Tại nhà

Tại nhà

Bước 3: Luyện tập 2 tiết – Trên lớp
  1. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

* Bước 1: Giao dự án thực hiện (Thời gian trước một tuần tổ chức hoạt động trên lớp)

  1. Giáo viên: SGK, SBT, SGV, Các phiếu học tập, băng đĩa, máy vi tính trình chiếu
  2. Học sinh: Đọc, soạn bài trước ở nhà, chuẩn bị chu đáo các vấn đề đã được giao

– Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí

– Đọc và tìm hiểu:

+ Một số thể loại văn bản báo chí

+ Phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

* Bước 2: Tiến trình dạy – học chủ đề

  1. Hoạt động trải nghiệm (10 phút)
  2. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra sự chuẩn bị của HS

  1. Kiểm tra bài cũ (7 phút)

? Đọc 2 văn bản báo chí sau và cho biết ý nghĩa và vai trò của báo chí đối với sự phát triển của xã hội ?

Văn bản 1:

Chấn động clip người giúp việc bạo hành trẻ em

Một video clip ghi lại cảnh người giúp việc bạo hành trẻ em đang gây phẫn nộ rất lớn cho cộng đồng mạng.

Theo báo Dân trí, camera của 1 gia đình tại Quảng Nam đã ghi lại cảnh người vú nuôi giúp việc cho gia đình này hành hạ và đánh đập con gái 2 tuổi của họ.

Theo đó, ngày 24/9, bé N.K.L (29 tháng tuổi) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng li bì, lơ mơ, sưng nề và xây xước ở vùng mặt và lưng, xung huyết vùng mắt. Hiện người vú nuôi độc ác này đang bị giam giữ trong tù và chờ ngày ra tòa vào giữa tháng 12 tới đây.

Clip này vừa được một thành viên đăng tải trên trang mạng xã hội và đã nhận được  nhiều chia sẻ, bình luận của cộng đồng mạng. Mọi người đều rất bức xúc trước hành động của người giúp việc này khi hành hạ một đứa trẻ 2 tuổi dã man như vậy.

Theo Hoàng Hải, Báo Dantri.com.vn ngày 1 – 10 – 2014.

Trao hơn 52 triệu đầu năm mới cho bé bị suy tủy 3 dòng hiếm gặp

PV Dân trí đã đến Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế để trao quà nhân ái tuần 4 tháng 1/2015 tới mẹ con chị Nguyễn Thị Tỉnh – bé Võ Thị Kiều Oanh (trú huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Bé Kiều Oanh là nhân vật trong bài “Bé 7 tuổi nguy kịch trước bệnh suy tủy 3 dòng hiếm gặp”. Những ngày tết vừa rồi, bé và mẹ cũng không được về quê đón tết cùng gia đình chòm xóm do bệnh của Oanh vẫn đang nặng. Hai mẹ con thui thủi ăn tết tại bệnh viện trong nỗi nhớ xa nhà giữa thuốc men và những người bệnh như mình ở xung quanh.

Thấy lại chúng tôi, bé Oanh rất vui mừng. Sắc diện bé bên ngoài hồng hào và khỏe mạnh không như ngày báo vào gặp để viết bài. Được sự chăm sóc tận tình của các y bác sĩ Khoa Nhi Tổng hợp 2, và tấm lòng thơm thảo của bạn đọc trong, ngoài nước hay điện thoại hỏi thăm cũng như gửi về nhà chị Tỉnh hơn 10 triệu đồng, hai mẹ con đã đỡ đần phần nào tiền thuốc, sữa, thức ăn bồi dưỡng.

Trao quà nhân ái tuần 4 tháng 1 với số tiền 52.450.000đ từ Quỹ Nhân ái báo Dân trí do bạn đọc hỗ trợ, TS.BS Trần Kiêm Hảo, PGĐ Trung tâm Nhi khoa đã gửi lời cảm ơn đến báo vì những việc làm ý nghĩa, giúp đỡ rất tốt cho người bệnh nghèo khó điều trị tại đây nhiều năm qua.

Theo Đại Dương, báo Dantri.com.vn, ngày 1 – 3 – 2015.

  • HS phát biểu ý kiến
  • GV lí giải và dẫn dắt vào bài: Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin thời sự mà còn phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo. Thông qua báo chí nhiều vấn đề tiêu cực trong cuộc sống được phát hiện đề cập và lên án nhưng cũng có rất nhiều hình ảnh đẹp về lối sống nhân ái sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn được ca ngợi và nêu gương sáng. Thông qua đó báo chí đã góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới (3 tiết)

Hoạt động 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiết 1)

Hoạt động của GV – HS Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học Phẩm chất năng lực
GV chia lớp thành 6 nhóm

Nhóm 1, 4 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại bản tin.

GV đưa ra bản tin yêu cầu đại diện nhóm đọc bản tin

? Hãy cho biết 1 bản tin cần có những yêu cầu gì về nội dung cơ bản?

Xác định nội dung cơ bản đó trong bản tin sưu tầm được?

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 4/12/2013 đã đưa tin: “Trưa ngày 4/12/2013, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ TP.HCM ra Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam hiệp (TP. Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao ra “hôi của” mặc cho lái xe khóc lóc van xin”

GV chốt:

Nội dung bản tin:

Thời gian: Trưa ngày 4/12/2013

Địa điểm: Thành phố Biên Hòa

Sự kiện: Hiện tượng “hôi của” của người dân khi chứng kiến tai nạn của xe chở bia.

àMột bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc

Nhóm 2, 5 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại phóng sự

GV trình chiếu phóng sự yêu cầu đại diện nhóm đọc phóng sự.

Hãy cho biết 1 phóng sự có đặc điểm gì khác so với 1 bản tin ?

Xác định nội dung cơ bản đó trong phóng sự sưu tầm được ?

“Chiếc vòng tử tế” – chiến dịch lan tỏa những hành động đẹp

“Chiếc vòng tử tế” là một hoạt động nằm trong chiến dịch “Tử tế là” – do Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường chủ trì phát động nhằm hướng mọi người suy nghĩ về giá trị của sự tử tế và thực hành giá trị đó trong đời sống. “Chiếc vòng tử tế” là tên gọi của 100 chiếc vòng đặc biệt trong chiến dịch được trao cho những người có uy tín trong cộng đồng như bà Tôn Nữ Thị Ninh, MC Diễm Quỳnh, ca sĩ Thái Thùy Linh, hot girl Chi Pu… Mỗi chủ nhân của 100 chiếc vòng cam kết sẽ thực hiện một điều tử tế trong vòng bốn ngày từ ngày nhận vòng, đồng thời chia sẻ lại câu chuyện rồi chuyển giao chiếc vòng cho một người khác.

 

Luật chơi của chiếc vòng tử tế là trong vòng 4 ngày sau khi nhận được chiếc vòng, bạn phải làm 1 điều tử tế và chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook. Sau đó bạn tặng lại chiếc vòng cho 1 người khác, người cam kết sẽ làm những việc như trên. Cứ như thế, chiếc vòng tử tế sẽ được truyền từ người này sang người khác.

 

Trong ngày đầu phát động chiến dịch, 100 “chiếc vòng tử tế” được đánh số từ 1 đến 100 đã được trao cho những chủ nhân đầu tiên ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tính tới thời điểm này, đã có rất nhiều việc tốt được thực hiện với những câu chuyện thật sự “tử tế” được chia sẻ trên cộng đồng mạng.

Đó là chia sẻ của anh Hoàng Đức Minh, Giám đốc Tổ chức Hành động vì tương lai và cũng là một trong những người đứng đầu dự án “chiếc vòng tử tế”, khởi xướng chiến dịch này. Anh bày tỏ: “Chúng tôi muốn mọi người suy nghĩ về giá trị sống tử tế, từ đó cố gắng thúc đẩy họ hành động theo giá trị sống tử tế mà họ tự định nghĩa và cuối cùng là làm cho xã hội tử tế hơn. Tên của chiến dịch này xuất phát từ việc Tử tế được hiểu theo những cách khác nhau, tùy từng người, thúc đẩy người ta suy nghĩ về sự tử tế, chứ không đưa ra định nghĩa chính xác về nó.”

Đó là những hành động nhỏ thường ngày như vứt rác đúng chỗ, không vượt đèn đỏ, dắt một cụ già, em nhỏ qua đường, dừng xe nhặt hộ đồ bị rơi khi người đi trước không thể vòng lại,… Đó cũng có thể là hành động lớn hơn như kêu gọi bảo vệ môi trường, thành lập tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,… Nhưng điều quan trọng hơn cả, việc làm đó xuất phát từ một cách nghĩ đẹp, lối sống văn minh, “tử tế” với chính mình và với những người xung quanh. 

 

Một hành động tử tế sẽ giúp bản thân cảm thấy vui và hạnh phúc. Nhiều hành động tử tế sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Vậy tại sao chúng ta không chung tay lan tỏa những giá trị sống tử tế?

Theo Kenh14.vn, ngày 30 – 10 – 2014

GV chốt:

Nội dung phóng sự:

Cung cấp thông tin chi tiết về chiến dịch: Chiếc vòng tử tế (người tham gia, luật chơi, hiệu quả lan tỏa) đồng thời kêu gọi mọi người chung tay thực hiện chiến dịch sống tử tế để bản thân cảm thấy vui và hạnh phúc đồng thời giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

à So với bản tin phóng sự tường thuật sự kiện và thể hiện cảm xúc thái độ đánh giá của bài báo để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.

Nhóm 3, 6 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại tiểu phẩm

GV trình chiếu tiểu phẩm yêu cầu đại diện nhóm đọc tiểu phẩm.

Xác định nội dung cơ bản đó trong tiểu phẩm

Từ đó rút ra đặc điểm của thể loại tiểu phẩm

 
   

 
GV chốt:

Nội dung: Phê phán thói vô cảm trong cuộc sống

Mục đích mỉa mai châm biếm

àTiểu phẩm thường ngắn gọn, giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa chính kiến về thời cuộc.

 

– Hình thức dạy học: Trong lớp

– Phương pháp vấn đáp, thuyết trình

– Thảo luận nhóm

–                   Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, Phiếu học tập.

–         Phương pháp đọc hợp tác

 

– Năng lực tự học

-Năng lực quản lý bản thân

– Năng lực hợp tác

– Năng lực giao tiếp tiếng Việt

– Năng lực giải quyết các vần đề

-Phẩm chất: Tự tin

GV mở rộng và tích hợp với thực tiễn: Chức năng chung của báo chí là cung cấp các thông tin thời sự giúp định hướng dư luận. Việc lên án và phê phán các hành động vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân của 1 bộ phận xã hội đã có tác động tuyên truyền làm thay đổi nhận thức và hành động. Đồng thời thông qua báo chí nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ sẻ chia, nhiều việc làm tử tế được nêu gương và nhân rộng.
Hoạt động 2: Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Hoạt động của GV – HS Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học Phẩm chất năng lực hướng tới
* GV chia lớp thành 6 nhóm

Nhóm 1, 4 tìm hiểu về các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí trong thể loại bản tin

Nhóm 2, 5 tìm hiểu về các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự

Nhóm 3, 5 tìm hiểu về các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí trong thể loại tiểu phẩm

Phiếu học tập:

1. Các phương tiện diễn đạt

Ngôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ ngữ như thế nào?

Về ngữ pháp có điều gì đáng lưu ý?

Ngôn ngữ báo chí sử dụng các biện pháp tu từ như thế nào?

2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

Hãy nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ đặc trưng ngôn ngữ báo chí?

Tại sao phong cách ngôn ngữ báo chí phải đảm bảo tính thông tin thời sự?

Tính ngắn gọn trong  phong cách ngôn chí được biểu hiện như thế nào?

Tính sinh động hấp dẫn được biểu hiện như thế nào?

– HS làm việc nhóm dựa trên văn bản báo chí đã sưu tầm được, viết trên giấy A0, sau khi hoàn thành treo sản phẩm trên bảng.

– Nhóm trưởng đại diện đọc văn bản sưu tầm được và phân tích

– Các nhóm khác nghe và nhận xét góp ý.

* GV kết luận:

Phương pháp vấn đáp, thuyết trình

Phương pháp hoạt động nhóm

– Kỹ thuật “Phòng tranh”

– Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

– Kỹ thuật sơ đồ tư duy

– Năng lực hợp tác

– Năng lực giao tiếp tiếng Việt

– Năng lực tự học

– Phẩm chất: tự tin, tự chủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Bản tin ( 1 tiết )
Hoạt động của GV – HS Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học Phẩm chất, năng lực hướng tới
 I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin.

GV đưa ra bản tin, yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

UNICEF: ‘Bấm Like không cứu nổi mạng người’

 

Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc Thụy Điển kêu gọi thay vì bấm Like trên Facebook để an ủi, bày tỏ sự thương cảm cho một số phận hay phản đối một hành động xấu, mọi người nên thực hiện các việc làm thiết thực hơn như là quyên góp tiền bạc.

Đoạn phim ngắn kể về 2 cậu bé bị bệnh nhưng vẫn tràn đầy hy vọng bởi tài khoản Facebook của UNICEF Thụy Điển đã thu hút 177.000 người bấm Like và sẽ sớm đạt 200.000 Like vào mùa hè, do đó mọi thứ sẽ ổn thôi. Nhưng thực tế, không đứa trẻ nào lại khỏi bệnh hay hết nghèo đơn thuần nhờ những lượt Like vô nghĩa trên mạng xã hội.

Video lên án những tài khoản lợi dụng các bức ảnh thương tâm, những câu chuyện cảm động… để “câu Like”. Thậm chí, có những kẻ còn khẳng định mỗi lượt Like có giá trị tương tương 1-5 USD để mua thuốc chữa trị hoặc trả viện phí cho nạn nhân. UNICEF cho rằng, nếu Like có thể quy ra thành tiền thì người ta sẽ dùng nó để trả tiền bữa tối, hoặc để mua quần áo… Tương tự, Like cũng không chuyển hóa thành vaccine cứu trẻ nhỏ, mọi người nên quyên góp tiền hơn là mù quáng đi tiếp tay cho những kẻ câu Like.

Theo vnexpress.net, ngày 2 – 5 – 2014

1. Bản tin thuộc loại tin nào? Bản tin đã thông báo điều gì? Tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với các hoạt động từ thiện nhân đạo cứu người nhất là những trẻ em bị bệnh ra sao?

2. Vì sao tin trên lại có tính chất thời sự (ở thời điểm công bố)?

3. Việc đưa tin cụ thể, chính xác từ thông báo của  UNICEF có tác dụng gì? Vì sao?

HS trả lời

GV chốt kiến thức:

Bản tin có tính thời sự vì nó đưa tin kịp thời chính xác sự kiện có ý nghĩa trong đời sống giúp cho độc giả đặc biệt là các bạn trẻ sử dụng facebook nhận thức được bấm like để cửu người chỉ là hành động vô nghĩa. Mọi người nên thực hiện các việc làm thiết thực hơn như là quyên góp tiền bạc.

? Theo anh (chị), yêu cầu cơ bản của một bản tin là gì?

Kết luận: Yêu cầu của bản tin đó là:

 + Bản tin phải có tính thời sự (kịp thời, nhanh, nhậy)

+ Bản tin phải có ý nghĩa xã hội, thúc đẩy cuộc sống, có tác dụng đối với mọi người mọi ngành.

+ Bản tin phải chân thực, cụ thể và chính xác mới tạo được niềm tin, mới có giá trị thuyết phục.

 
– Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình

– Kỹ thuật: động não

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực tự học

 

II. Các viết bản tin.

1. Khai thác và lựa chọn tin

GV yêu cầu HS đọc bản tin số 2 và trả lời những câu hỏi nêu ở dưới:

Tuyên dương 16 thanh niên cứu nạn vụ xe khách lao xuống vực

Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Hà Nội đã gặp mặt, tuyên dương 16 thành viên, sinh viên trong nhóm phượt Phong Vân tham gia cứu nạn vụ xe khách lao xuống vực ngày 1/9 vừa qua.

Sáng 6/9, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội đã gặp mặt, tuyên dương 16 thanh niên, sinh viên tham gia cứu nạn trong vụ tai nạn xe khách xảy ra ngày 1/9 tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

16 thanh niên, sinh viên được tuyên dương là thành viên của nhóm du lịch mạo hiểm Phong Vân đang trên đường từ Hà Nội lên Sa Pa du lịch. Trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc là chiếc xe khách lao xuống vực khiến 13 người tử nạn và 41 người khác bị thương, cả nhóm đã kịp thời thông báo tới các đơn vị chức năng tham gia ứng cứu và dùng đèn pin, điện thoại soi đường, mò mẫm xuống vực sâu gần 200 mét để cấp cứu, hỗ trợ các nạn nhân trên chuyến xe gặp nạn.

Bạn Vũ Mạnh Hùng (ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội) là thành viên đầu tiên của nhóm du lịch mạo hiểm Phong Vân xung phong xuống vực sâu cứu người. Hùng chia sẻ cảm xúc lúc ấy là khá sợ, trời tối đen, bản thân Hùng cũng chưa biết vực đó sâu bao nhiêu, có những nguy hiểm gì tiềm tàng… Nhưng xuất phát từ suy nghĩ có nhiều người đang gặp nạn, họ rất cần sự hỗ trợ kịp thời để cứu lấy tính mạng, Hùng đã dùng đèn pin của điện thoại soi đường, bám vào vệ cỏ, cành cây để tụt xuống và tham gia cứu giúp các nạn nhân.

16 thành viên này đến từ nhiều cơ quan, đơn vị, trường học khác nhau nhưng đều chung một tấm lòng nhân ái cao cả. Với tinh thần làm việc quên mình, cả nhóm đã dũng cảm, dám hy sinh, bỏ qua nỗi sợ hãi để cùng phối hợp giúp đỡ người gặp nạn.

 (Theo TTXVN, 6 – 9 – 2014)

? Bản tin trên đã lựa chọn đưa tin những sự kiện nào? Có phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn tin của bản tin không?

Từ việc phân tích trên, anh chị hãy cho biết tiêu chuẩn để lựa chọn tin và những nội dung cơ bản cần làm rõ của bản tin ?

2. Viết bản tin.

? Bố cục cơ bản của 1 bản tin thường?

Phần tiêu đề có quan hệ như thế nào với nội dung? Vì sao tiêu đề cần gây được chú ý để triển khai nội dung chính?

Phần mở đầu có tầm quan trọng như thế nào? Phần mở đầu phải đảm bảo những yêu cầu nào về nội dung và hình thức.

Phần triển khai được viết cụ thể cho phần tin khái quát ở đầu. Tuy nhiên so với bản tin 1, bản tin 2 có sự triển khai khác nhau. Hãy chỉ ra điều đó.

GV chốt lại cách viết bản tin:

Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin thường được nêu trực tiếp, chưa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất. Phần sau có thể chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả tường thuật chi tiết sự kiện.

 

  Phẩm chất: trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng việt, bảo vệ và phát huy làm giàu tiếng mẹ đẻ
Hoạt động 3: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ( 1 tiết )
Hoạt động của GV – HS Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học Phẩm chất, năng lực hướng tới

I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

GV đưa ra 1 đoạn phỏng vấn ca sĩ Phi Nhung và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Ca sĩ Phi Nhung: ‘Tôi hát vì khán giả và các con bất hạnh của mình!…’

Xin chào chị! Được biết chị là người nhiệt huyết trong công tác từ thiện, hiện tại chị có một gia đình với 18 đứa con. Vậy mục đích của chị khi làm những công tác từ thiện này là gì?

Đã từ lâu rồi, Phi Nhung luôn coi công việc từ thiện là bổn phận của mình. Mình đã làm tròn trách nhiệm với những đứa của mình, với những đứa con của chính mình thì trách nhiệm lại càng cao hơn. Đó không chỉ là trách nhiệm của một người mẹ nuôi dạy các con sao cho thật tốt mà phải vừa là một người cha khuyên răn các con đi theo con đường mà chúng đam mê nhưng tuyệt đối không được làm việc gì trái với lương tâm. 

 Làm từ thiện bằng tiền bạc và tâm sức của mình, có bao giờ chị nghĩ mình sẽ bị lợi dụng lòng tốt không?

Chắc không ai nỡ làm điều đó đâu.

Nhưng sẽ có nhiều người cho là chị khờ. Nhiều người làm ra tiền, họ sẽ cất giữ để làm chuyện lớn. Còn chị, có bao nhiêu làm từ thiện bấy nhiêu.

Không làm được hôm nay thì sẽ làm được vào những dịp khác. Nhưng có nhiều người, hôm nay nếu không được giúp đỡ thì sẽ không kịp. Nói như thế không phải là tất cả mọi người sống nhờ sự hỗ trợ của Nhung. Nhung chỉ làm những gì cần thiết và trong khả năng.

Chị có thể chia sẻ một số dự định âm nhạc trong thời gian tới của chị không?

Sắp tới mình sẽ ra mắt CD ‘‘Mẹ và con” và tham gia liveshow Sol Vàng. Đây là một liveshow mình sẽ thể hiện tất cả những vai trò mà Phi Nhung đã từng làm. Và ở chương trình này, Phi Nhung sẽ hát lại những ca khúc gắn liền tên tuổi trong 20 năm qua, bên cạnh đấy mình cũng phát huy thêm các “năng khiếu” đóng kịch, hát cải lương… của chính mình khi tham gia các show diễn trong và ngoài nước.

Cảm ơn chị đã trả lời phỏng vấn, chúc chị sẽ thành công hơn nữa!

Theo Việt Hoàng, Vtv.vn, ngày 7 – 10 – 2014

?Mục đích của việc hỏi và trả lời trong đoạn phỏng vấn trên?

HS trả lời

GV chốt:

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm.

Phỏng vấn, trả lời phỏng vấn là hoạt động không thể thiếu trong một xã hội dân chủ, văn minh

II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn.

1. Chuẩn bị phỏng vấn.

? Xác định chủ đề, mục đích, đối tượng, người phỏng vấn trong đoạn phỏng vấn trên?

? Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn:

+ Xây dựng câu hỏi phỏng vấn đạt những điều kiện gì ? Trong đoạn phỏng vấn trên những câu hỏi đó đã bám sát chủ đề chưa? Còn có câu nào lạc đề hoặc chưa sát chủ đề không?

+ Các câu hỏi đã thực sự hợp thành một hệ thống hợp lí chưa? Có cần điều chỉnh lại thứ tự câu hỏi cho mạch lạc và chặc chẽ hơn không?

+ Để thu thập được nhiều thông tin , người phỏng vấn nên xây dựng những câu hỏi như thế nào và tránh những câu hỏi như thế nào ?

2. Tiến hành phỏng vấn.

? Khi phỏng vấn có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn không ?Tại sao ?

Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm  tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe người phỏng vấn cần có thái độ thế nào?

Khi kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ làm việc gì để bày tỏ sự trân trọng đói với người trả lời phỏng vấn?

3. Biên tập sau khi phỏng vấn.

? Theo em khi biên tập người phỏng vấn có được phép sửa lại lời nói của người được phỏng vấn cho hay hơn và đứng ý của mình hơn không? Vì sao?

II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động trả lời phỏng vấn.

? Có những yêu cầu nào đối với người trả lời phỏng vấn? Nhận xét về cách trả lời phỏng vấn của ca sĩ Phi Nhung trong đoạn phỏng vấn trên.

   
C.  Hoạt động thực hành:
Hoạt động của GV – HS Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học Phẩm chất, năng lực

GV yêu cầu HS đọc đoạn phóng sự báo chí dưới đây.

GV chia 3 nhóm thực hành phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí (nhóm 1: tính thông tin thời sự, nhóm 2: tính ngắn gọn, nhóm 3: tính sinh động hấp dẫn)

Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân

Đến khoa Nội Bệnh viện Ung bướu TPHCM hỏi Nguyễn Hữu Ân thì từ bệnh nhân đến bác sĩ ai cũng biết. Bởi ở chàng trai ấy, nỗi đau mất mẹ chưa kịp nguôi, đành gạt nước mắt để tiếp tục chăm sóc cho người mẹ nuôi mới nhận trong thời gian chăm sóc mẹ ruột.

Ngày tốt nghiệp lớp 12, cũng là ngày mẹ ruột phát bệnh ung thư. Ân phải tức tốc khăn gói xuống Sài Gòn để ôn thi đại học và cũng tiện để chăm sóc mẹ. Số tiền 4 triệu mà cả nhà phải chạy đôn chạy đáo vay mượn mới hơn tháng đã hết sạch.

 

Tiền chỉ để mua thuốc, nên hai mẹ con phải sống qua ngày dựa nhờ vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Một buổi đi học, một buổi vào viện chăm sóc mẹ. Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, Ân đã chăm sóc mẹ ruột bị bệnh ung thư trong Bệnh viện Ung bướu suốt mất tháng trời.

 

Những ngày chăm sóc mẹ trong bệnh viện, Ân có dịp chứng kiến bao cảnh đời cơ cực, bất hạnh. Nằm chung phòng với mẹ, có một bệnh nhân mà hoàn cảnh cũng đáng thương tương tự, đó là bà Nguyễn Thị Phẳng quê ở Buôn Mê Thuột. Bà cũng bị bệnh ung thư nhưng ngặt nghèo hơn khi nằm đây đã sáu năm rồi mà chưa bao giờ thấy con cái, người nhà đến thăm hoặc chăm sóc.

 

Cảm thông trước hoàn cảnh trớ trêu của bà Phẳng, hằng ngày bên cạnh việc chăm sóc cho mẹ, Ân còn kết hợp chăm lo cho bà Phẳng.

 

Chăm sóc mẹ được sáu tháng thì căn bệnh hiểm nghèo đã cướp mất mẹ của Ân. Trước lúc nhắm mắt, người đàn bà bất hạnh nhân hậu đó đã trăn trối lại cậu con trai nhỏ của mình là hãy cố gắng chăm sóc bà Phẳng, và nhận bà Phẳng làm mẹ, để khi bà có vĩnh viễn ra đi thì vẫn có một người mẹ nữa để chăm sóc, để có dịp gọi tiếng mẹ thiêng liêng như bà vẫn đang ở cạnh con như ngày nào…

 

Nói về ước mơ sau này, cậu sinh viên năm 4 ngành Du lịch, khoa Đông Nam Á, trường Đại học mở bán công TPHCM cho biết: “Nếu có điều kiện sẽ vận động cùng mọi người lập ra quỹ hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư, nghèo khổ và đơn độc”. 

HV làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập

– Luân chuyển phiếu học tập cho nhau để cùng nghiên cứu, góp ý với nhóm bạn cho đến khi nhận lại phiếu học tập của nhóm mình

– Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác có ý kiến đóng góp

* GV đánh giá, tổng hợp chốt lại vấn đề:

– Tính thông tin thời sự:

Địa điểm: Bệnh viện Ung bướu TP HCM

Đối tượng: Nguyễn Hữu Ân

Vấn đề: Hành động nhân đạo của chàng trai trẻ Nguyễn Hữu Ân không chỉ chăm sóc người mẹ mắc bệnh ung thư của mình, cảm thông trước hoàn cảnh trớ trêu của bà Phẳng cậu còn nhận bà làm mẹ nuôi và dành thời gian của mình để chăm sóc và nỗ lực thực hiện ước mơ của mình.

– Tính ngắn gọn: Bản tin ngắn gọn (1 mặt giấy) nhưng lượng thông tin cao giúp người đọc nắm được: hoàn cảnh của Nguyễn Hữu Ân, lí do cậu nhận người phụ nữ cùng phòng làm mẹ nuôi và dành thời gian chăm sóc bà, ước mơ của cậu…

– Tính sinh động, hấp dẫn:

Cách đặt nhan đề mang tính ẩn dụ thu hút được sự chú ý của người đọc.

Nội dung tạo được cảm xúc cho người đọc không chỉ đồng cảm trước hoàn cảnh khó khăn của Nguyễn Hữu Ân mà còn khâm phục trước tấm lòng nhân ái sẻ chia sẵn sàng hi sinh dành thời gian của mình để quan tâm tới những người có hoàn cảnh đặc biệt.

 

– Phương pháp làm việc theo nhóm

– Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật công đoạn

– Phương tiện: máy chiếu

– Năng lực cảm thụ văn học

– Năng  lực giải quyết vấn đề

– Năng lực hợp tác nhóm

– Năng lực giao tiếp

– Phẩm chất: tự chủ

– Năng lực tự quản bản thân

 

D.  Hoạt động ứng dụng
Hoạt động của GV – HS Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học Phẩm chất, năng lực hướng tới
Vận dụng kiến thức đã học về phong cách ngôn ngữ báo chí, bản tin, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, đóng vai một phóng viên để thực hiện các chủ đề sau:

– Bản tin về hoạt động tuyên truyền hiến máu nhân đạo mang tên “Giọt máu hồng” của Đoàn thanh niên tình nguyện huyện Vụ Bản.

– Phóng sự về những trẻ em mồ côi và khuyết tật bẩm sinh được nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định.

– Phỏng vấn một HS trong trường có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập đạt thành tích học tập cao được nhà trường tuyên dương.

Các nhóm lựa chọn các hình thức thể hiện:

– Đăng tải trên trang điện tử của nhà trường tại địa chỉ: thptluongthevinhvuban.edu.vn

– Làm phóng sự truyền hình bằng video sử dụng CNTT.

– Ghi âm và phát thanh trên đài phát thanh nội bộ nhà trường.

GV: phân nhóm, bầu nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

GV hướng dẫn HS cách làm:

– Khai thác và lựa chọn thông tin:

+ Không phải sự kiện nào cũng cho vào bản tin. Muốn trở thành tin có tính thời sự thì sự kiện đó phải tiêu biểu kích thích suy nghĩ và sự quan tâm của mọi người.

+ Phản ánh thực tế, nêu biểu hiện, có số liệu thống kê cụ thể.

– Tiêu chuẩn lựa chon tin:

Việc gì đã xảy ra?

Việc xảy ra ở đâu?

Việc xảy ra khi nào?

Ai làm việc đó?

Việc xảy ra như thế nào?

. Kết quả ra sao?

– Yêu cầu về việc triển khai nội dung và hình thức bài báo:

+ Đảm bảo đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động hấp dẫn.

+ Biết cách đặt tiêu đề, viết phần mở đầu đúng nội dung và hấp dẫn thu hút người đọc.

+ Triển khai bài viết có bố cục logic, câu hỏi phỏng vấn phải sâu sắc, khai thác được nhiều nội dung thông tin và có trình tự hợp lí.

+ Phân tích được những tác động tích cực của hoạt động từ thiện và ý nghĩa của chúng đối với cộng đồng xã hội. Thể hiện được thái độ đồng cảm sâu sắc trước những số phận còn chưa may mắn trong cuộc sống. Định hướng được thái độ và hành động của người đọc để có cái nhìn nhân văn trong cuộc sống: biết vượt qua giới hạn của bản thân và sẵn sàng mở lòng trước những hoàn cảnh khó khăn.

– HS về nhà thực hiện dự án trong một tuần và báo cáo kết quả bằng một bài thuyết trình vào tiết học tuần sau.

– Phương pháp làm việc theo nhóm

– Phương pháp dạy học theo dự án

– HS tìm kiếm hình ảnh, tư liệu và tìm hiểu thông tin cần thiết trên mạng

– Năng lực giải quyết vấn đề

– Năng lực giao tiếp tiếng việt

– Phẩm chất tự tin, tự chủ.

– Phẩm chất sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, môi trường…

E. Hoạt động bổ sung ( 2 phút )
Hoạt động của GV – HS Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học Phẩm chất, năng lực hướng tới
Câu hỏi:

1.     HS sưu tầm những bài báo thuộc các thể loại báo chí nội dung về lòng yêu thương, tinh thần nhân ái sẻ chia. Đặc biệt là các bài viết, các chương trình phát thanh, truyền hình góp phần làm thay đổi hoàn cảnh và số phận của những con người bất hạnh trong cuộc sống.

2.     Tự viết kịch bản và đóng vai phỏng vấn giả định một tác giả văn học trong chương trình về tư tưởng nhân đạo yêu thương con người được gửi gắm thông qua tác phẩm của họ

– Phương pháp làm việc cá nhân

– Kĩ thuật động não

– Năng lực giải quyết vấn đề

– Năng lực giao tiếp tiếng việt

– Phẩm chất: tự chủ, tự tin, yêu tiếng việt

  1. – Dự kiến kết quả:

– Đã khắc phục được tình trạng dạy học truyền thống thiên về thuyết trình

– Phát huy được năng lực học sinh, phân cấp được các đối tượng

– HS nắm được kiến thức cơ bản, biết trân trọng giữ gìn tiếng việt

– Giờ học có sức lôi cuốn HS tham gia, phát huy được kĩ năng sống, phẩm chất năng lực của các em trước các tình huống

* Hướng dẫn về nhà:

  1. Bài cũ:

– Học và nắm chắc kiến thức các bài trong chủ đề

– Hoàn thành bài tập còn lại trong vở bài tập ngữ văn 11 ( tập 1)

  1. Bài mới:

Soạn chủ đề : “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

 

 

Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề, tôi đã tạo cho học sinh một cái nhìn sâu rộng, tổng quan, có hệ thống. Giúp cho HS phát huy hơn nữa năng lực sử dụng ngôn ngữ, biết trân trọng và gìn giữ tài sản quý giá của dân tộc với một niềm tự hào “Tôi là người Việt Nam”

– Mặt khác, bằng việc sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học. Tôi đã phát triển cho  HS năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp tiếng việt, năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ. Với những năng lực này, tri thức các em có được không “chết” lặng trên trang giấy mà sẽ hình thành cho các em thái độ, kĩ năng, phẩm chất giúp các em vận dụng tốt vào đời sống trở thành công dân hiện đại, năng động, sáng tạo, làm chủ tương lai, làm chủ chính mình.

Vụ Bản, ngày 24 tháng 02 năm 2015

Giáo viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *