VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN VIỆT BẮC
Chúng ta có thể kết hợp với sự phân tích bài thơ việt bắc để thấy được vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Việt Bắc.
Cơ bản | Mở rộng |
1.Hình ảnh thiên nhiên được tái hiện trong không gian và thời gian– Không gian : Chiến khu Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng
– Thời gian : 15 năm với các chặng đường lịch sử quan trọng : Kháng nhật (1940) , thành lập mặt trận Việt Minh ( 1941) và kết thục kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1954 ) 2.Thiên nhiên gắn với 1 thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu 3.Thiên nhiên thơ mộng , mang đậm màu sắc dân tộc – Cảnh thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc: + Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ tới cái lạnh thấu xương, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông ấm áp lạ thường: Gam màu cơ bản của bức tranh này là màu xanh. Đó là màu xanh mênh mông và trầm tĩnh của rừng già. Nó gợi ra một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, tĩnh mịch. Nhưng trên cái nền ấy là gam màu ấm nóng và tiềm ẩn một sức sống bên trong dường như để làm vơi đi sự hoang sơ, hiu hắt, lạnh giá vốn có của núi rừng. Từ xa trông tới, bông hoa như những bó đuốc thắp sáng tạo nên một bức tranh với đường nét màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. Trên trời cao ánh nắng hắt xuống lưng người, chiếu vào con dao làm ánh lên 1 màu sáng kì diệu. Cái nắng hiếm hoi của mùa đông đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm tươi tắn + Mùa xuân: đọng lại trong kí ức của người ra đi là sắc trắng của hoa mơ. Màu trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khiết trắng ngần. Cả một cánh rừng mênh mang chỉ 1 màu trắng, nền xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng: Hình ảnh thơ không chỉ đẹp mà còn gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng Việt Bắc vào xuân. Từ “trắng” được tác giả sử dụng như một động từ gợi cho người đọc cảm giác bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát của hoa mơ + Mùa hè với tiếng ve kêu làm nên khúc nhạc rừng, là nhớ màu vàng của rừng phách: Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh. Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ đẹp riêng của từng mùa mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật. Tiếng ve kêu là âm thanh nhưng lại được tác giả cảm nhận bằng sắc màu vàng rực, sóng sánh đổ loang cả rừng phách. Từ đổ diễn tả sự thay đổi luân phiên về thời gian, một chữ đổ rất tài tình. Tiếng ve kêu như trút xuống, đổ xuống thúc giục ngày hè trôi nhanh, làm cho rừng phách thêm vàng diễn tả sự đổi thay nhanh chóng, bất ngờ đến ngạc nhiên, sửng sốt. + Mùa thu lại nhớ trăng ngàn: Người cán bộ kháng chiến về xuôi nhớ vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu, trăng rọi qua tán lá rừng xanh, trăng thanh mát rượi màu hòa bình nên thơ. Câu thơ đã gợi lên sắc màu thanh bình, thơ mộng trong ánh sáng dịu dàng của ánh trăng sáng sau chín năm kháng chiến. Ánh trăng không chỉ là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng, lộng lẫy của thiên nhiên mà mang theo khát vọng hòa bình của con người Việt Nam . à Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng Việt Bắc gắn với các mùa cụ thể, mỗi mùa lại có những đặc trưng riêng biệt để tạo nên một bức tranh tứ bình về cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, mơ mộng và gợi cảm của núi rừng Việt Bắc. Bốn hình ảnh thơ gắn với 4 mùa đều rực rỡ sắc màu: xanh, đỏ, trắng, vàng đem đến cho người đọc hình dung về 1 bức tranh đa sắc, đa chiều của núi rừng. – Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong thế động. Tất cả như đang đổi thay từ thiên nhiên đến con người đều ở trong trạng thái hoạt động. Xưa nay núi rừng thường gợi cảm giác hoang vu, tĩnh tại nhưng trong thơ Tố Hữu, tất cả đều tràn đầy sức sống và sinh lực – Cảnh còn gắn bó với những kỉ niệm thương nhớ vơi đầy của nhà thơ: những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng đêm khuya, những núi rừng sông suối với những cái tên thân thuộc. Tất cả hiện lên lung linh đầy ắp những kỉ niệm của tác giả. 4. – Thiên nhiên hư ảo , gợi nhớ gợi thương: Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau như sương sớm, nắng chiều, trăng khuya, trong các mùa thay đổi,… + Không gian thời gian của tình yêu mở ra và kỷ niệm hiện hình.: “Nhớ gì như nhớ người yêu/Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”.Không gian thời gian của tình yêu mở ra bằng một bức tranh thơ mộng “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”. Không gian mở ra bằng hai khung cảnh đối lập trong hai vế của câu thơ. Một khung cảnh trăng lên đầu núi tạo nên hình ảnh của những cuộc hẹn hò, một khung cảnh nắng chiều lưng nương mở ra không khí lao động. Sự tương tác giữa hai bức tranh thơ đã nảy sinh ra ngữ nghĩa mới trong quan niệm của những người cách mạng: tình yêu nảy sinh từ lao động. Lao động đã tạo nên vẻ đẹp của tình yêu. Thời gian như chảy ngược từ đêm hôm trước trở sang chiều hôm sau. Sự gián cách về mặt thời gian ấy đã làm cho nỗi nhớ tỏa ra bồng bềnh. + Nỗi nhớ lan tỏa khắp núi rừng Việt Bắc và neo đậu lại ở một tổ ấm tình thương:“Nhớ từng bản khói cùng sương/Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”.Hình ảnh những bản làng hiện ra trong sương khói vừa mang nghĩa thực vừa tạo độ hư ảo của kỷ niệm. Bản làng Việt Bắc vốn hiu hắt chìm dưới sương khói lạnh lẽo nhưng đó cũng chính là sương khói của hoài niệm, tạo nên độ chơi vơi bồng bềnh trong tâm hồn của những người ra đi. Hồn của những con người như hòa tan trong lớp sương khói bủng lủng ấy. Tuy nhiên sự xuất hiện của hình ảnh bếp lửa giữa làng quê hiu hắt ấy đã thắp lên một thứ ánh sáng nồng ấm của tình đời tình người, sương khói của tự nhiên được thay bằng sương khói của tổ ấm gia đình. Tố Hữu không nói người yêu mà nói người thương thật kín đáo tinh tế, giống như cách nói của Nguyễn Bính “Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau”. Con người Việt Nam vẫn thế, tình cảm thường biểu lộ gián tiếp tế nhị một chút để lắng nghe cho hết nhịp rung của con tim. + Nỗi nhớ một lần nữa lại lan tỏa bồng bềnh trong thời gian không gian trùng trùng điệp điệp, những kỷ niệm được khơi ra.“Nhớ từng rừng nứa bờ tre/Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.Nhà thơ sử dụng biện pháp liệt kê làm cho kỷ niệm hiện ra tầng tầng lớp lớp. Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê là những danh từ riêng nhưng lại là sản phẩm chung của lịch sử, đó là những căn cứ địa cách mạng. Giữa riêng và chung có sự phối hợp nhuần nhuyễn hài hòa, tình yêu cá nhân gắn liền với tình cảm cách mạng. 5. Thiên nhiên cùng người đánh giặc và gi dấu những chiến công : Nhớ khi giặc đến lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây Sông Lô, phố Ràng Mái đình Hồng Thái , cây đa Tân Trào Điệp từ núi, rừng kết hợp với thủ pháp nhân hóa Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù như đã tạo nên một bức tường thành vững chắc, sức mạnh đoàn kết giữa con người và thiên nhiên. 6. Thiên nhiên gắn với con người lao động cần cù và thủy chung cách mạng : Những người mẹ nắng cháy lưng” Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” , những cô gái ” hái măng 1 mình ” ” đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ” … mà ” bắt cơm sẻ nửa , chăn sùi đắp chung “ |
-Nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét: “Những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong VB có thể sánh với bất kì đoạn thơ miêu tả thiên nhiên nào trong văn học cổ điển”– đoạn thơ làm ta liên tưởng đến bức tranh tứ bình trong truyện kiều:
Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. – Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thương của mùa đông Việt Bắc. Tại sao Lại là mùa đông? Vì đây là hồi ức của tác giả trong giờ phút chia tay. Chúng ta còn nhớ, vào một đém mùa đông 1946, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân kháng chiến. Đặc biệt ở Hà Nội, những người lính cảm tử sau hai tháng giam chân địch trong thành phố đã bí mật vượt sông Hồng đế lên căn cứ cách mạng Việt Bắc. Sự kiện này, đến tận bây giờ vẫn sống mãi bởi một khúc hát quen thuộc: Đêm cái đêm rét quá chân cầu Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại Sông, sông Hổng bên bờ hát mãi Tỏ niềm tin khúc khải hoàn ca. Lưu Trọng Lư trong Một mùa đông đã từng viết: Đôi mắt em lặng buồn, Nhìn tôi mà không nói. Tình đôi ta vời vợi, Có nói cũng vô cùng Trời hết một mùa đông Không một lần đã nói… . Việt Bắc trong nỗi nhớ của Tố Hữu không thể thiếu được sắc hoa này. Trong bài Theo chân Bác – Tố Hữu cũng viết: Ôi sáng xuân nay, xuân 41 . Chữ “Đổ” là một nhãn tự làm ta nhớ đến câu thơ của Xuân Diệu trong bài Thơ Duyên: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá – Thu đến nơi noi động tiếng huyền” Câu thơ như xui khiến ta nhớ đến một câu thơ cũng viết về đêm rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chế Lan Viên từng viết ” Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Việt Bắc đã hóa tâm hồn người cán bộ kháng chiến khi chia xa. Tình yêu là thước đo của nỗi nhớ, tất nhiên đây là nỗi nhớ của cán bộ đối với nhân dân. Cái quan hệ chính trị ấy nếu đơn thuần nó chỉ là tình cảm gắn liền với nghĩa vụ. Bổn phận của cán bộ đối với nhân dân là cái có thật, là cái tình yêu vĩnh viễn, nói như Chế Lan Viên “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”, trong ý tưởng ấy Việt Bắc trở thành quê hương cách mạng. Chính nỗi nhớ trong tình yêu đã làm cho thời gian, không gian mở ra vô tận: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai à Đoạn thơ mở đầu là “Nhớ gì như nhớ người yêu” tình yêu trở thành thước đo cho quan hệ ân tình thủy chung giữa cán bộ và nhân dân. Nhưng kết thúc đoạn thơ tác giả lại khéo léo chuyển đổi thành tình đồng chí, những tình cảm đơn giản của đời thường được nâng lên thành tình cảm lớn. Tất nhiên mọi thứ quan hệ tình cảm lớn đều có cơ sở từ những quan hệ đời thường. |
VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT BẮC TRONG LAO ĐỘNG VÀ SINH HOẠT
– Đan xen một câu lục tả cảnh thì một câu bát tả con người. Như vậy, giữa con người và cảnh vật có mối quan hệ khăng khít, giao hòa.– Con người được miêu tả là những con người rất bình thường, nhỏ bé, gắn với những công việc lao động cụ thể nhưng rất giàu ý nghĩa:
+ Nhớ người đi nương, đi rẫy dao gài thắt lưng trong thế mạnh mẽ, hào hùng đứng trên đèo cao nắng ánh,… Con dao của người đi nương đi rẫy phản quang nắng ánh rất gợi cảm: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. + Nhớ người thợ thủ công đan nón chuốt từng sợi giang. Chuốt nghĩa là làm bóng lên những sợi giang mỏng manh. Có khéo léo, kiên nhẫn, tỉ mỉ mới có thể chuốt từng sợi giang để đan thành những chiếc nón, chiếc mũ phục vụ kháng chiến, để anh bộ đội đi chiến dịch có ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Người đan nón được nhà thơ nói đến tiêu biểu cho vẻ đẹp tài hoa, tính sáng tạo của đồng bào Việt Bắc. + Nhớ cô em gái hái măng một mình – mặc dù hái măng một mình như vậy nhưng vẫn không cảm thấy lẻ loi, vì cô đang lao động giữa khúc nhạc rừng, hái măng để góp phần nuôi quân. Cô gái hái măng là một nét vẽ trẻ trung, yêu đời trong thơ Tố Hữu. à- Con người kháng chiến mang tầm vóc thời đại là người sản xuất hay người chiến sĩ đều mang tư thế hào hùng: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo/Núi không đè nổi vai vươn tới/Lá ngụy trang reo với gió đèo àCảm hứng làm chủ Đất nước: Trời xanh đây là của chúng ta/Núi rừng đây là của chúng ta/Những cánh đồng thơm mát/Những ngả đường bát ngát/Những dòng sông đỏ nặng phù sa +Và khi chạm vào hình ảnh người mẹ Việt Bắc thì câu thơ rưng rưng: Nhớ người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Hình ảnh lưng mẹ trong văn học đã trở thành ám ảnh khôn nguôi của các nhà thơ: Lưng mẹ còng đổ bóng xuống sân ga. (Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính) Bóng tròn che lưng mẹ Về nhớ anh, mẹ khóc (Bóng cây Kơ nia – Ngọc Anh) Người mẹ nắng cháy lưng biểu tượng cho những gian lao, khó nhọc những vất vả đắng cay. Nhưng lưng mẹ còn là cội nguồn của tình yêu thương. Người mẹ Việt Bắc bẻ từng bắp ngô để nuôi con, nuôi bộ đội nuôi kháng chiến + Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung – Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhớ ai là nhớ về tất cả, về mọi người dân Việt Bắc giàu tình nghĩa thủy chung, đã hi sinh quên mình cho cách mạng và kháng chiến. à Hình ảnh con người được nhà thơ khắc họa có sự đan cài, gắn bó khăng khít với thiên nhiên và hình ảnh con người gắn với những công việc bình thường, cụ thể nhưng họ vẫn là những con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Bằng những việc làm nhỏ bé ấy, bình thường ấy thì họ đã góp phần tạo nên sự thắng lợi to lớn, vĩ đại của cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. – Hình ảnh con người còn gắn với những kỉ niệm nặng nghĩa ân tình (đây chính là sự lí giải của tác giả về cội nguồn dẫn đến chiến thắng của dân tộc): + Đó là sức mạnh của tình nghĩa thủy chung của những tháng ngày đồng cam cộng khổ: Thương nhau chia củ sắn lùi/Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Cái đẹp nhất là ở nghĩa tình của con người, ở sự san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng ghánh vác nhiệm vụ. Nghĩa tình càng đẹp hơn trong cuộc sống gian nan, thiếu thốn, càng sắt son, thấm thía trong khó khăn thử thách. + Đó là cuộc sống gian khổ nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và tinh thần lạc quan: Nhớ sao ngày tháng cơ quan/ Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo àViệt Bắc đã trở thành người yêu (Nhớ gì như nhớ người yêu), thành người thương (Sớm khuya bếp lửa người thương đi về) trong nỗi nhớ ấy. |
VẺ ĐẸP CON NGƯỜI VIỆT BẮC TRONG CHIẾN ĐẤU
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THẮNG LỢI BAN ĐẦU: – Người dân Việt Bắc, người cán bộ kháng chiến, bộ đội, dân công, rừng cây, núi đá, tất cả đã thống nhất thành một trận tuyến chống quân thù. Cuộc kháng chiến thần thánh mỗi ngày một trưởng thành lớn mạnh. Từ lúc giặc đến giặc lùng, rừng và người Việt Bắc che chở, bao bọc đến chỗ rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây là một bước phát triển của kháng chiến. Điệp từ núi, rừng kết hợp với thủ pháp nhân hóa Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù như đã tạo nên một bức tường thành vững chắc, sức mạnh đoàn kết giữa con người và thiên nhiên.
– Để rồi từ đó chúng ta có những chiến thắng đầu tiên nức lòng nhân dân, bộ đội gắn với các địa danh Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao – Lạng, Nhị Hà…. cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi đến những ngày quyết định cuối cùng. + Nhớ sông Lô là nhớ chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947: Tàu giặc đắm sông Lô/Tha hồ mà uống nước.Máu tanh đến bây giờ/Chưa tan mùi bữa trước ( Cá nước ) + Nhớ phố Ràng là nhớ trận công kiên chiến có pháo binh tham gia vào cuối năm 1949, đánh dấu bước trưởng thành trong kháng chiến của quân ta, để từ đó tiến lên đánh lớn và thắng lớn trong chiến dịch Biên giới giải phóng Cao Bằng, Lạng Sơn. + Nhớ từ … nhớ sang là nỗi nhớ dạt dào, mênh mông, nhớ tha thiết, bồi hồi. Đoạn thơ như những trang kí sự chiến trường nối tiếp xuất hiện, để lại bao tự hào trong lòng người đọc về bước đi lên của lịch sử dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh. Có biết bao máu đổ xương rơi, bao chiến sĩ anh hùng ngã xuống mới có thể đưa ra những tên núi, tên sông, tên đèo vào lịch sử, thơ ca dân tộc. HÌNH ẢNH HÀO HÙNG CỦA ĐOÀN QUÂN RA TRẬN: – Những con đường Việt Bắc cụ thể, cũng là những nẻo đường cách mạng của dân tộc đã đến ngày rộng trải thênh thang. Con đường là hình ảnh quen thuộc trong thơ Tố Hữu biểu trưng về đường cách mạng: +Khí thế hào hùng được thể hiện qua hàng hoạt các phụ âm rung, các từ láy như đêm đêm, rầm rập, điệp điệp, trùng trùng. Đoạn thơ gợi được không gian rộng lớn ( Những đường Việt Bắc ) và thời gian đằng đẵng ( Đêm đêm) của cuộc kháng chiến vĩ đại, trường kì. + Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh rầm rập – từ láy tượng thanh này không chỉ diễn tả được tiếng động mạnh của bước chân mà còn giúp người đọc hình dung được nhịp độ khẩn trương, gấp gáp của một số lượng người đông đảo cùng hành quân về một hướng, tất cả tạo thành một sức mạnh tổng hợp là rung chuyển cả mặt đất. + Trên con đường ấy, dường như cả nước cùng ra trận. Tất cả đã khắc họa đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận. Tuy trang bị vật chất còn thiếu thốn ( chiến sĩ phải đội mũ nan đan bằng tre lợp vải) nhưng đoàn quân điệp điệp trùng trùng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Trong những đêm dài hành quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lính ngời sáng ánh sao, đó là ánh sao sáng hiện thực trong đêm tối hay là một hình ảnh ẩn dụ: ánh sao của lí tưởng chỉ đường dẫn lối cho người chiến sĩ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Hình ảnh ấy gợi liên tưởng tới hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Có điều nếu ánh trăng trong bài Đồng Chí là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hòa bình, cho vẻ đẹp yên ấm của quê hương, thì ánh sao ở bài thơ này lại là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến thắng trong tâm hồn người lính ra trận. + Khí thế mạnh mẽ của quân đội nhân dân được tác giả khắc họa bằng lối nói thậm xưng, phóng đại: Dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Những bó đuốc đỏ rực soi rọi đường đã làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn dân công tiếp lương tải đạn, kiên cường vượt núi cao đèo dốc đảm bảo sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu, chiến thắng. Thành ngữ có câu chân cứng đá mềm, Tố Hữu chuyển thành Bước chân nát đá – hình ảnh cường điệu ấy khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, là cuộc chiến tranh toàn nhân dân, nó phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, vì thế ta nhất định thắng. CẢM HỨNG VỀ TƯƠNG LAI – Từ những đêm Việt Bắc đó, một cảm hứng lãng mạn bay bổng về tương lai tươi sáng của dân tộc chói lòa qua những câu thơ: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên Hai câu thơ tạo ra tương quan đối lập giữa bóng tối và ánh sáng: nếu câu trên khắc họa bóng đêm đen tối thăm thẳm gợi kiếp sống nô lệ của cả dân tộc dưới ách độ hộ của kẻ thù thì câu dưới lại bừng lên ánh sáng của niềm tin vào ngày mai chiến thắng huy hoàng, tương lai tốt đẹp. Thực ra trong đoạn thơ trên người ta đều nhận thấy sự đối lập này: Tố Hữu đã sử dụng cả một hệ thống từ chỉ ánh sáng như ánh sao, đỏ đuốc, lửa bay, bật sáng tương phản với một hệ thống chỉ bóng tối như đêm đêm, nghìn đêm, thăm thẳm – với xu thế ánh sáng lấn át bóng tối dường như tác giả có dụng ý nêu bật xu thế của dân tộc ta trước mọi kẻ thù hắc ám, đồng thời khẳng định những ngày tươi sáng, hạnh phúc nhất định sẽ tới với dân tộc ta. à Qua không gian rộng lớn, thời gian đằng đẵng, khí thế hào hùng ở Việt Bắc có thể thấy rõ cuộc kháng chiến chống Pháp là trường kì, gian khổ nhưng dân tộc Việt Nam không nhụt chí, trái lại vẫn vững vàng, kiên cường, chung sức chung lòng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi. |