CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
Chương 2 LÍ THUYẾT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
1.1 Khái niệm:
Là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách nghệ thuật, có giá trị biểu cảm, hình tượng và hấp dẫn hơn bình thường ( còn được gọi là cách thức tu từ hay phép tu từ).
1.2 Phân loại
Nhóm 1
: Các biện pháp tu từ ngữ âm : hài thanh, tượng thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh,…Nhóm 2
: Các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa : So sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, hoán dụ tu từ, phúng dụ, tượng trưng, đột giáng, chơi chữ,…Nhóm 3
: các biện pháp tư từ cú pháp : điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, im lặng,…3.2 Tượng thanh:
3.3 Biện pháp hài âm:2.1 Khái niệm
:
2.2 Vài nét về hệ thống âm tiết tiếng Việt:
2.3 Giá trị gợi cảm của âm thanh tiếng Việt: Ví dụ:“Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên
Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng
Đại quân đồn đóng cõi Đông”

(Nguyễn Du)

2.2.1 Hệ thống thanh điệu:
– Giá trị của thanh điệu tiếng Việt dựa trên hai mặt đối lập :
+ Về độ cao ( âm vực ):
Bổng = ngang ngã sắc
Trầm = huyền hỏi nặng

+ Về âm điệu :
Bằng ( không gãy ) = ngang huyền
Trắc ( gãy ) = sắc nặng hỏi ngã

Sự đối lập về âm vực và âm điệu có vai trò rất quan trọng trong thơ văn. Có thể nói, trong các thể thơ của ta, những sự đối lập nêu trên của thanh điệu đã chi phối ảnh hưởng và hầu như tất cả vào yếu tố vận luật .

2.2.2 Hệ thống nguyên âm:
Trong tiếng Việt, nguyên âm bao giờ cũng là hạt nhân của âm tiết và do đó không bao giờ vắng mặt ở âm tiết . Các nguyên âm tiếng Việt có hai mặt đối lập :

– Ðối lập về âm vực
+ Loại bổng : Gồm các nguyên âm hàng trước không tròn môi là: i,ê,e,iê.
+ Loại trầm : Gồm các nguyên âm hàng sau tròn môi là : u,ô,o,uô.( Các nguyên âm hàng giữa là : ư,ơ,â,a,ă,ươ là loại trầm vừa hoặc tính trung hoà ).

– Ðối lập về âm lượng : Dựa theo độ mở của miệng ta thấy có hai mặt đối lập :

+ Bậc lớn ( sáng ): Gồm các nguyên âm rộng, hơi rộng là : e, a, ă,o.
+ Bậc nhỏ ( tối ) : Gồm các nguyên âm hẹp là : i,ư,u.
( Các nguyên âm hơi hẹp ê,ơ,â,ô là những nguyên âm trung hoà về lượng )

Các phương tiện ngữ âm (âm vị, âm tiết) được xem là những đơn vị mang
tính một mặt (khác với những đơn vị mang tính hai mặt như hình vị, từ, câu, ), là vỏ âm thanh – cơ sở vật chất để biểu đạt ý nghĩa nào đó của ngôn ngữ. Vì đặc điểm ấy mà bản thân các ngữ âm phương tiện ngữ âm chưa thể hiện rõ màu sắc tu từ.

2.2.3 Hệ thống phụ âm :
– Các phụ âm đầu tiếng Việt không làm thành một hệ thống có những thế đối lập rõ rệt như ở hệ thống nguyên âm. Tuy vậy, nó cùng với phần vần tạo nên một sức gợi tả nhất định. Các nhà thơ thường sử dụng biện pháp điệp phụ âm đầu để tạo nên biểu tượng về một sức mạnh.
– Các phụ âm cuối và hai bán nguyên âm giữ một phần quyết định đối với âm hưởng của câu văn, câu thơ. Tuỳ vào sự vắng mặt và xuất hiện của các âm cuối mà âm tiết tiếng Việt được chia ra làm 4 loại :

+ Loại mở : vắng âm cuối .
+ Loại hơi mở : âm cuối là bán âm.
+ Loại hơi khép : âm cuối là phụ âm vang mũi.
+ Loại khép : âm cuối là phụ âm tắc vô thanh .

– Giá trị gợi cảm của âm thanh là một nội dung khách quan, tồn tại và tùy thuộc vào phẩm chất ngữ âm của từng ngôn ngữ. Hiệu quả gợi cảm của âm thanh đối với nội dung biểu đạt phong phú, tinh tế đến mức nào là tùy thuộc vào khả năng vận dụng của người nói.

– Trong tiếng Việt, giá trị gợi cảm của âm thanh thể hiện trước hết ở sự phong phú các từ tượng thanh, các từ lấp láy… đồng thời cả sự phong phú và đa dạng của các vần.

– Đi vào hệ thống ngữ âm tiếng Việt, giá trị gợi cảm còn nảy sinh do sự đối lập về âm hưởng ngay trong từng hệ thống âm vị. Những đối lập về sắc thái âm thanh đó là cơ sở cần thiết cho viêc lựa chọn và sử dụng các âm thanh một cách chính xác, phù hợp với nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp.

– Từ vựng học, ngữ âm học tiếng Việt đã nghiên cứu, phân loại và miêu tả các đặc trưng cấu tạo từ và cấu tạo âm thanh nói trên.

CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM THÔNG DỤNG
3.1 Hài thanh:
Hài thanh là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt. Ðó là hình thức tổng hợp các yếu tố ngữ âm có thể có cho một mục đích biểu đạt nhất định.
Hoặc hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nhằm hài hoà các mặt đối lập về thanh điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu.
Khái niệm
Chức năng
Biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi thơ ca tiếng Việt luôn chú ý đến tính nhạc, có thể xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng để góp phần làm nên một bài thơ hay, nhất là những bài thơ được quy định bởi tính chất niêm luật chặt chẽ về cả vần và điệu.

Ví dụ:

“Gió sao là lạ.Mây khang khác.
Không hiểu hay là nhịp cuối năm.
Hôm qua thì tiếc. Mai thì sợ .
Tuột cương. Trăng cũ lại trăng rằm !”

(Cuối năm – Hữu Thỉnh)

Trong văn xuôi, sự hài hoà thanh điệu không yêu cầu chặt chẽ như trong thơ, nhưng nếu có sự hài hoà ấy thì câu văn thêm phần sinh động.

Ví dụ:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người.”

3.2.1 Khái niệm :
Tượng thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta cố ý bắt chước mô phỏng, biểu hiện một âm hưởng trong thực tế khách quan ngoài ngôn ngữ, bằng cách phối hợp những yếu tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự.
3.2.2 Phân loại:

Tượng thanh trực tiếp
: là bắt chước mô phỏng những âm thanh bên ngoài.

Ví dụ:

“Gió đập cành tre khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong”

“Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu .”
( Hồ Xuân Hương )

Tượng thanh có hai loại

Tượng thanh gián tiếp
: là sự kết hợp của nhiều âm tố tạo nên một ấn tượng âm thanh, nó như tiếng dội lại của hiện thực.

Ví dụ:
“Những đêm hè
Khi ve ve
Ðã ngủ
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Ðêm hè
Quét rác…”
( Tiếng chổi tre-Tố Hữu )

Hay như các câu thơ cũng như vậy:

“Ðoạn trường thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.”
( Truyện Kiều -Nguyễn Du )

hoặc :

“Ðưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong” .

( Tống biệt hành -Thâm Tâm )

Ví dụ :

“Mây của ta, trời thắm của ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”.

( Tố Hữu )
Ví dụ :

“Mơ khách đường xa / khách đường xa
Áo em trắng quá / nhìn không ra”.

( Hàn Mặc Tử )
Hài âm là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm – cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.

Biện pháp hài âm chú ý đến sự hài hoà các mặt đối lập của âm tiết như : mở /đóng, cao /thấp, ngắn/dài, mạnh /yếu, trầm/bổng, ở những vị trí nhất định để tạo âm hưởng.
“Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, đánh được nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập. Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.

Thiếu niên như Đổng Thiên Vương, chưa đến 10 tuổi, mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi, Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên.

Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang sơn. Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do độc lập, lừng lẫy ở Á Đông.”

Ví dụ
3.4 Biện pháp điệp âm:
Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.

3.4.1 Điệp phụ âm đầu:
Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.

Ví dụ:

“Dứơi trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hay:

“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

Sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), tr-tr (trắng trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên nhau tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng đau đáu của tác giả về Huế.

3.4.2 Điệp vần:
Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.

Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu.

Ví dụ:
“Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sến giang mang lạnh đang bay ngang trời”

( Tố Hữu )

Như vậy, trong hình thức điệp vần, vần không chỉ là yếu tố thuần túy hình thức mang âm điệu, vần còn đóng vai trò là mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ, các câu mà nó nối liền.

Trong giao tiếp mà nhất là trong sáng tác văn học, biết vận dụng một cách nghệ thuật các hình thức điệp vần sẽ đưa đến hiệu quả là làm cho câu thơ có tính nhạc, tính liên tục; câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, sinh động dễ nhớ. Đồng thời điệp vần còn có tác dụng tăng thêm giá trị gợi cảm, sức mạnh biểu đạt, khả năng diễn tả trạng thái, tư tưởng, tình cảm con người.

3.4.3 Điệp thanh
Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.

Ví dụ:
“Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương”

Hay:

“Mục đích thi đua ái quốc là gì ?
Diệt giặc đói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm”

3.5 Biện pháp tạo nhịp điệu:
Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận, trong ñó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Ví dụ:

“Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái, trai, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo”
3.6 Biện pháp tạo âm hưởng:
Biện pháp tạo âm hưởng là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong ñó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân ñối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn.

Ví dụ:
“Mỗi người dân Việt Nam, bất kì già, trẻ, trai, gái; bất kì giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận : Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Kết quả đầu tiên của cuộc thi đua ái quốc là: Toàn dân sẽ đủ ăn đủ mặc, Toàn dân sẽ biết đọc biết viết. Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực khí giới, Để giết giặc ngoại xâm. Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.

Thế là chúng ta thực hiện:
Dân tộc độc lập
Dân quyền tự do
Dân sinh hạnh phúc.”

3.7 Một số lưu ý khi vận dụng và khai thác giá trị biểu đạt của âm thanh:
– Trên thực tế, mỗi một sự diễn đạt thông thường không phải chỉ có một biện pháp tu từ được vận dụng, mà có thể được phối hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau (có thể vừa điệp âm, điệp vần và điệp thanh).

Do đó khi phân tích tác dụng của âm thanh thì cần chú ý đến sự phối hợp của các biện pháp và hiệu quả mà chúng đưa lại.

-Khi khai thác hiệu quả gợi cảm của các quy tắc diễn đạt cần phải luôn luôn gắng với một văn cảnh cụ thể.

– Ngừơi phân tích cần phải nắm vững những tri thức cần thiết về đặc tính âm học của hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Đồng thời cũng cần có khả năng nhạy cảm, năng lực cảm thụ văn học mới có thể tiếp nhận các tín hiệu âm thanh một cách nhạy bén, tinh tế, tránh sự gán ghép máy móc các thuộc tính âm thanh cho nội dung biểu đạt sẽ dẫn đến khô khan, khiêng cưỡng và phản khoa học.

TỔNG KẾT
Biện pháp tu từ là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách đặc biệt, lặp đi lặp lại nhằm tạo ra hiệu quả mới mẻ về âm thanh, ý nghĩa cho sự diễn đạt.

Các biện pháp tu từ tồn tại ngày càng phong phú nhằm giải quyết quan hệ vừa mâu thuẫn vừa thống nhất giữa quan hệ và tư duy. Để giải quyết những mâu thuẫn về cái hữu hạn của ngôn ngữ và cái vô hạn của nhận thức, con người bao đời nay đã luôn luôn tìm tòi và sử dụng các cách diễn đạt đa dạng, linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu của sự giao tiếp.

RedVectorBook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *