PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ: ” KHI TA LỚN LÊN ĐẤT NƯỚC ĐÃ CÓ RỒI … ĐẤT NƯỚC CÓ TỪ NGÀY ĐÓ” TRONG “ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM”

Bài làm:

Rời ghế giảng đường đại học, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Nguyễn Khoa Điềm đã trở về xông pha lăn lộn giữa chiến trường đầy lửa đạn, dùng ngọi bút của mình để chiến đấu. Ông trờ thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến Việt Nam. Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dân người đọc bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và trũ tình, giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước con người Việt Nam. Rút ta từ chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, đoạn trích “Đất Nước” hội tụ vẻ đẹp thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Khúc dạo đầu của “Đất Nước” là một minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo ấy của nhà thơ.

Cảm nhận 9 câu đầu bài thơ “Đất Nước” - Nguyễn Khoa Điềm

Cảm nhận 9 câu đầu bài thơ “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm

Đoạn thơ 9 câu đầu xoay quanh trả lời câu hỏi “Đất Nước có từ bao giờ? Đất Nước như thế nào?. Nguyễn Khoa Điềm đã trả lời chho những câu hỏi dó bằng những hình ảnh giản dịm gần gũi mà dạt dào cảm xúc:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Cái kèo, cái cột thành tên

Đất Nước có từ ngày đó

Thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa kết hợp với các biện pháp tư từ như liệt kê, điệp từ, điệp ngữ, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Những câu thơ mở đầu đã đưa người đọc về với miền cổ tích hồn nhiên với nếp sinh hoạt rất đẹp và riêng của bao gia đình Việt. Những trưa hè ơi bức, những đêm đông buốt lạnh, mẹ ru con ầu ơ, mẹ kể con nghe bao câu chuyện cổ tích trên sân hè, dưới hiên nhà. Qua những câu chuyện của mẹ, con biết yêu thương nhân hậu, ngay thẳng thật thà, khinh cái xấu, say mê cái đẹp, cái thiện.

Đất Nước không chi vọng về trong lời kể của mẹ mà bắt đầu ngay trong miếng trầu bà ăn. Có thể thấy, miếng trầu là một vật phẩm điền hình làm nên văn hóa của Việt Nam. Hình ảnh “miếng trầu bà ăn” gợi tập tục ăn trầu, trở thành truyền thống của Người Việt: “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Mỗi miếng trầu bà ăn hôm nay đều mang những nét tập tục, văn hoá truyền thóng của đất nước. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện sự suy tư sâu sắc, thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước bề dày văn hóa, chiều sâu lịch sử.

Nếu câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn” thể hiện suy tư sâu sắc của nhà thơ về chiều sâu quá khứ dân tộc thì câu thơ:Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc ”lại đem đến cho người đọc một cảm nhận mới về đất nước. Từ bao đời nay, không có vũ khí tối tân, phương tiện hiện đại, tre cùng dân mình giữ làng, giữ nx, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín và làm nên bao trang sử vàng oangh liệt. Lời thơ phần nào gợi dậy không khí oai hùng của những ngày cậu bé làng Gióng nhổ bụi tre đuổi giặc Ân. Từ đây ta có thể hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở chữ “lớn lên”, nhà thơ muốn nói đến sự vươn mình của dân tộc cũng như sự bật mình vươn thẳng của cây tre.

 

Đất Nước theo cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm còn thể hiện diện ngay trong cuộc sống mỗi con người, mỗi gia đình, trong đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Câu thơ gợi nhắc ta đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó thường búi tóc sau gái cho gọn gàng thuận tiện trong lao động. Cái búi tóc ấy thể thiện vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người con gái. Đồng thời  nó gợi ta nhớ đến đạo lí nghĩa tình thủy chung đôi lứa. Dù cho cuộc sống co gian nan, nhọc nhằn, cha mẹ ta vẫn thương yêu nhau như gừng cay, muối mặn, gắn bó nghĩa tình, trước sau như một. Có thể thấy còn có  cách diễn đạt nào hay hơn thế về đất nước của nhân dân, của ca dao thần thoại?

Nguyễn Khoa Điềm có những phát hiện mới mẻ về Đất Nước:

“Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng 2 sương xay, giã, giần, sàng

Đất nước có từ ngày đó”

Hình ảnh thơ giản dị nhưng gợi ra phong tục tập quán sản xuất gắn liền với nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Ở những câu thơ này Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định đất nước còn là hạt gạo ta ăn hàng ngày, là cái kèo, cái cột trong nhà, nghĩa là Đất Nước là cái nuôi ta lớn lên, mà trong đó thấm đẫm mồ hôi nhọc nhằn của mẹ, của cha, của thế hệ đi trước. Tuy chỉ giản dị là cái kèo, cái cột, mái lá nhà tranh, nhưng đó cũng là một phần của Đất Nước. Đất Nước không xa xôi, trìu tượng mà gần ngay trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Vậy là với 9 câu đầu bài thơ Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện những phát hiện mới mẻ về đất nước. Qua đó, chúng ta thâm thía, rung động trước một Đất Nước giản dị mà rất đỗi đời thường .Bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chính luận và trữ tình, vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần làm phong phú thêm truyền thống thơ ca Việt Nam.

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *