Những nhầm lẫn hay xảy ra trong bài làm đọc hiểu văn bản

  1. 1. Nhầm lẫn giữa phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách chính luận.

Đc đim nhn din

Phong cách ngôn ng báo chí Phong cách ngôn ng chính lun
Phạm vi sử dụng Xuất hiện ở 2 dạng:

– Dạng viết: báo viết, báo điện tử

– Dạng nói: phát thanh, truyền hình

Các thể loại chính: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, phỏng vấn, trao đổi ý kiến, bình luận thời sự…

Hai dạng tồn tại :

 + Dạng viết (cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi, hiệu triệu, xã luận, bình luận, tham luận…)

+ Dạng nói (bài xã luận được đọc trên sóng phát thanh, bài tham luận phát biểu đọc trong hội nghị…)

Mục đích giao tiếp Thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế

Phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng

Nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

– Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.

Lớp từ ngữ riêng Bản tin thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện

Phóng sự dùng nhiều từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật

Tiểu phẩm dùng nhiều từ ngữ thân mật gần gũi, có sắc thái mỉa mai châm biếm

– Sử dụng vốn từ ngữ thông thường và nhiều từ ngữ chính  trị.

– Câu văn có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, các câu có sự gắn kết lôgíc trong mạch suy luận.

– Thường sử dụng những câu phức có quan hệ từ: do vậy, bởi thế, tuy… nhưng, cho nên

Cách kết cấu và trình bày Thường trình bày ngắn gọn nhưng có lượng thông tin cao

Đảm bảo tính sinh động hấp dẫn thu hút người đọc

Trình bày thường có kèm theo tóm tắt ngắn, in chữ đậm ở đầu bài báo để dẫn dắt và tóm lược nội dung cơ bản.

Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc(nghe).

các thể loại phong cách

phong cách nn

2. Nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt 

 Sự khác biệt của các kiểu văn bản.
– Tự sự: trình bày sự việc
– Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của
chúng.
– Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về
bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
– Nghị luận: Bày tỏ quan điểm
– Biểu cảm: Cảm xúc
– Điều hành: Hành chính
Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản
a. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự.
– Giống: Kể sự việc.
– Khác:
Văn bản tự sự: xét hình thức, phương thức
Thể loại tự sự: Đa dạng, gồm: +Truyện ngắn
+ Tiểu thuyết
+ Kịch
Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự:
– Cốt truyện – nhân vật- sự việc – Kết cấu.
b. Kiểu văn bản cảm và thể loại trữ tình:
– Giống: Chứa đựng cảm xúc  tình cảm chủ đạo.
– Khác nhau:
+ Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi).
+ Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề
đời sống (thơ).
Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.
– Thuyết minh: giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận.
– Tự sự: sự việc dẫn chứng cho vấn đề.

Kiểu văn bản Văn bản thuyết minh Văn bản tụ sự Văn bản nghị luận
Mục đích Phơi bày nội dung
sâu kín bên trong
đặc trưng đối tượng
Trình bày sự
việc
Bày tỏ quan điểm
nhận xét đánh giá về
vai trò
Yếu tố tạo thành Đặc điểm khả
quan của đối tượng
– Sự việc.
– Nhân vật
Luận điểm, luận cứ,
dẫn chứng.
Khả năng kết hợp Phương pháp thuyết
minh: giải thích
Giới thiệu, trình
bày diễn biến
– Hệ thống lập luận
– Kết hợp miêu tả, tự sự.

phương thức biểu đạt

3. Nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ

So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh     đặc điểm của đối tượng.

– SO SÁNH là công cụ để giúp cho người ta nhận thức sâu sắc hơn về một phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng.

– SO SÁNH là phương tiện để biểu cảm: thể hiện tình cảm của người nói đối với sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến.

– SO SÁNH giúp nhận ra những nét riêng về người sử dụng. Có người ưa dùng lối so sánh giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày; có người ưa dùng lối so sánh hài hước; có người lại dùng lối so sánh mang những phát hiện mới của trí tuệ. Ví dụ:

Mặt nhăn dúm như cái đèn xếp của cậu học trò vụng làm thủ công (Nam Cao).

 

Ẩn dụ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về những nét tương đồng giữa hai đối tượng. Do đó, có thể gọi ẩn dụ là so sánh ngầm.

Các loại ẩn dụ:

Tương đồng về màu sắc: Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông (ND).

Tương đồng về tính chất: Những mình nào có biết xuân là gì (ND).

Tương đồng về trạng thái: Ngôi sao ấy lặn hóa bình minh (TH).

Tương đồng về hành động: Con sông nhỏ hứng đủ trăm dòng suối trút xuống (CV).

Hoán dụ có hai loại, hoán dụ từ vựng và hoán dụ tu từ. Hoán dụ từ vựng là cách xã hội lấy tên gọi của đối tượng này để biểu thị cho đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng khách quan giữa hai đối tượng. Ví dụ: Tuần lễ vì biên giới, tay trống cừ khôi, một chân bóng đá,… Hoán dụ từ vựng chỉ nhằm mục đích gọi tên sự vật một cách cụ thể hơn nhờ chỉ vào đặc điểm nổi trội nhất của sự vật hiện tượng.

Hoán dụ từ vựng thực chất là một phương thức tạo từ dựa vào sự chuyển nghĩa của từ vựng trong tiếng Việt.

Một số kiểu cấu tạo:

Quan hệ toàn thể- bộ phận:

Giữa bộ phận với toàn thể: Đầu xanh đã tội tình gì – Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi; Một tay gây dựng cơ đồ; Một tay lái chiếc đò ngang;

Giữa chủ thể với vật sở thuộc: Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn; Áo chàm đưa buổi phân li; Mưa phùn ướt áo tứ thân; Nào đâu cái áo tứ thân – cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen…

Quan hệ giữa hành động, tính chất và kết quả của hành động, tính chất đó:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Giữa số lượng với số lượng: Cầu này cầu ái cầu ân – Một trăm con gái rửa chân cầu này; Một lời nói tự đáy lòng – Còn làm ấm cả ba đông cho đời …

Giữa vật chứa với vật được chứa: Cả nước ôm em khúc ruột của mình; Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông; Vì sao trái đất nặng ân tình;…

Giữa cái cụ thể với cái trừu tượng:

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân đấu gối vẫn săn gân (TH)

Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ; Ôi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa – Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường (tiếng hát con tàu); Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo; Lá ngụy trang reo với gió đèo; Bàn tay ta làm nên tất cả…

Điệp ngữ

Điệp từ ngữ là cách tu từ dùng sự lặp lại những từ ngữ, câu, kiểu câu, kiểu phô diễn như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt.

Có các kiểu điệp từ ngữ sau:

  • Điệp nối tiếp:

Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất (HCT).

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công.

  • Điệp vòng tròn: Cùng trông lại nhưng cùng chẳng thấy – Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu – Ngàn dâu xanh ngắt một màu – Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
  • Điệp đầu: Ai ngồi ai câu – Ai ngồi ai cảm – Ai thương ai cảm – Ai nhớ ai mong…; Nghe
    chim reo trong gió lạnh lên triều – Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh – Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh…; Nhớ ai
    ra ngẩn vào ngơ – Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.
  • Điệp cuối: Trời xanh đây là của chúng ta – Núi rừng đây là của chúng ta; Ăn cơm cũng nghẹn – Uống nước cũng nghẹn – Nghe lời bạn hẹn – Ra bãi đứng trông – Bãi thời thấy bãi người không thấy người.

Điệp ngữ làm cho câu thơ, bài thơ mang tính cân đối, nhịp nhàng, hài hòa và có tác dụng nhấn mạnh một chi tiết nào đó trong phát ngôn làm cho nó trở thành điểm sáng và tạo ra được cảm xúc mãnh liệt ở người nghe, người đọc.

Trong văn xuôi điệp ngữ khiến cho thông báo trở nên có ấn tượng và có sức truyền cảm cao: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh).

Điệp cú pháp

Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật ý chính của phát ngôn bằng sự cân đối hài hòa về ngữ điệu tạo nên một sự trùng điệp ngữ nghĩa: Đế quốc Mĩ nhất định cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định được độc lập. Đồng bào Nam bắc nhất định sẽ sum họp một nhà (Hồ Chí Minh).

Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, dù là việc nhỏ. Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, dù là việc nhỏ (Hồ Chí Minh);

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập (Hồ Chí Minh);

Trời xanh đây là của chúng ta – Núi rừng đây là của chúng ta (Nguyễn Đình Thi);

Đã nghe nước chảy lên non – Đã nghe đất chuyển thành con sông dài – Đã nghe gió ngày mai thổi lại – Đã nghe hồn thời đại bay cao (Tố Hữu).

Âm thanh cuộc sống dội về dồn dập như muôn trùng con sóng vỗ bờ ngày biển động, cuộc đời đổi thay nhanh chóng và niềm vui ngập tràn trên mọi miền đất nước.

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *