Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua đoạn thơ:Những người vợ nhớ chồng…góp tên Ông Đốc,Ông Trang,Bà Đen,Bà Điểm”

Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trính phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Đường tới thành phố(Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo.

Bài làm

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vơ chồng yêu nhau còn góp nên hòn Trống mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao, đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

Những con rồng năm im góp mình cho dóng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước những núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.

Tư tường Đất Nước của nhân dân trước hết được thể hiện qua sự biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân đã “góp” cuộc đời mình, số phận của minh để hóa thân thành địa danh, thắng cảnh. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn liền với đời sống của nhân dân:

– Bằng việc sử dụng thủ pháp liệt kê, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã diễn tả hết danh lam, thắng cảnh mà nhân dân ta đã hóa thân, đã góp sức mình xây dựng. Ở miền Bắc, tấm lòng thủy chung, sơn sắt, tình yêu bền vững của con người Việt Nam đã dựng nên hòn nũi Vọng Phu. Ngày nay, Hòn Vọng Phu vẫn còn ở Lạng Sơn, gắn liền với sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng hóa đá. Hòn Trống Mái ở Sầm Sơn tương truyền do hai cặp vợ chồng yêu nhau mà hóa thành. Những địa danh, di tích đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam, mang đậm dáng hình con người,  linh hồn của dân tộc.

– Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tìm về cuội nguồn linh thiêng để cảm nhận sâu sắc thêm dáng hình của dân tộc. Điều đó đã gợi lên cho chúng ta nhớ về truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bất khuất, kiên cường qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng nhổ tre đuổi giặc Ân. Chính cái gót chân của Thánh Gióng đã để lại chứng tích “ao đầm” hình móng chân ngựa quan chân núi Sóc Sơn. Những con voi cũng quây quần, hội tụ , chung sức bao quanh núi Hi Cương – nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Hình ảnh con gà, con cóc quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh cũng thật bình dị, đơn sở. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo gợi nhắc chúng ta nhớ về truyền thống chống giặc giữ nước, công cuộc xây dựng Đất Nước của ông cha ta.

-Không chỉ ở miền Bắc, mà ghé thăm miền Trung, chiêm ngưỡng núi Bút, non Nghiên, ta còn thấy thấy được một truyền thống vô cùng quý báu, đó là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Những người học trò nghèo nhưng vẫn nỗ lực, gắng sự làm nên núi Bút, non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt nghèo vật chất mà giàu trí tuệ tài năng. Ở miền cực Nam của tố quốc, những người dân nào đã đem mồ hôi, xương máu, bán mặt cho đát, bán lưng cho trời để góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm. Cùng với đó, là con sông Cửu Long với dáng hình thơ mộng: Những con rồng nằm im góp cho dòng sông xanh thẳm. Rồi “nằm im’ từ bao đời này mà Nam Bộ mến yêu có ‘dòng sông xanh thẳm’ cho quê hương nhiều nước ngọt, phù sa, nhiều tôm cá, mêng mông biến lúa bốn mùa.

=> Đọc đoạn thơ này của Nguyễn Khoa Điềm, có ai ngờ được rằng những địa danh, thắng cảnh lại quá đỗi thân quen như thế. Bởi lẽ, tư tưởng Đất Nước của nhân dân đã thấm sao vào từng câu, từng chữ tạo nên một Đất Nước bình dị, mộc mạc, gần gũi, thân quen

=> Đoạn thơ tiêu biêu cho cái hay, cái đẹp trong hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm, nó như một tiếng nói tâm tình dịu ngọt, đậm chất suy tư sâu lắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *