9 CÂU ĐẦU BÀI THƠ “ĐẤT NƯỚC” – NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”

mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

  1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác phẩm đó.
  2. Tại sao từ “Đất Nước” lại được viết hoa?
  3. Tác giả đã trả lời câu hỏi “Đất Nước là gì?” trên những phương diện cụ thể nào? Lời thơ đã gợi nhắc người đọc nhớ đến các sáng tác văn học dân gian, các phong tục tập quán, các truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc?

Bài làm:

  1. Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Xem phân tích đất nước hoàn chỉnh tại: https://sahara.com.vn/phan-tich-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-diem

– Đôi nét về tác phẩm:

Hoàn cảnh ra đời: Trường ca Mặt đường  khát vọng  được  tác giả  hoàn thành  ở  chiến khu Trị  -Thiên năm 1971 (không gian và thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước).

Vị trí: trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm 9 chương, đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương 5, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

Bố cục:

– Phần I: ( câu 1 – câu 42): Cách định nghĩa mới lạ của nhà thơ về Đất Nước. Qua cách định nghĩa đầy sáng tạo ấy, Đất Nước hiện lên vừa gần gũi thân thuộc vừa rất đỗi thiêng liêng, sâu xa.

– Phần II: ( còn lại): Tập trung làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân. Dưới ánh sáng của tư tưởng, tác giả đã có những phát hiện mới mẻ về địa lí, lịch sử, văn hóa,…

2.  Hai chữ Đất Nước đƣợc viết hoa, thể hiện sự trân trọng, yêu kính đối với đất nƣớc.

3. Bằng việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian đậm đặc, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa người đọc trở về với thời xa xưa, cùng với những truyện cổ tích: Tấm Cám, Thánh Gióng, Thạch Sanh, miếng trầu bà ăn, những cái kèo, cái cột, mái lá, tường rơm, nỗi khó khăn nhọc nhằn vất vả, tình nghĩa yêu thương của cha mẹ qua những câu ca dao:

Tay nâng chén muối đĩa gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau;

—-

Cày đồng đang buổi ban chưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Tác giả gợi nhắc về cội nguồn của dân tộc cùng với những phong tục, tập quán: tục ăn trầu, đặt tên thật xấu cho con, búi tóc sau đầy của người phụ nữ; truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân Việt Nam ta (Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *